Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình.



Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình.

Vai trò của thẩm tra thiết kế đối với quản lý dự án :

- Thẩm tra thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các Thông tư, Nghị định, Luật liên quan đến quy trình quản lý chất lượng xây dựng tại Việt Nam.
- Qua những kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực tư vấn thẩm tra thiết kế tại Việt Nam, chúng tôi xác định công tác thẩm tra thiết kế được thực hiện tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc quản lý và điều hành dự án. Đó là :
• Thẩm tra thiết kế sẽ đảm bảo chất lượng của đồ án thiết kế, khắc phục các sai sót có thể có của tư vấn thiết kế để công trình được đảm bảo an toàn chịu lực, ổn định.
• Thẩm tra thiết kế sẽ đề xuất giải pháp tối ưu về kinh tế lẫn kỹ thuật cho giải pháp móng, kết cấu công trình.
• Khi đã thẩm tra thiết kế thì sẽ tiết kiệm được chi phí để tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng
• Thẩm tra thiết kế sẽ làm tăng mức độ tin cậy của đồ án thiết kế

Các công tác thẩm tra thiết kế :

Theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình, việc thẩm tra thiết kế cần phải làm những việc sau đây:

• Tham tra thiet ke là kiểm tra sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt
• Thẩm tra thiết kế là kiểm tra sự phù hợp của các giải pháp nền móng, kết cấu công trình
• Thẩm tra thiết kế là kiểm tra sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng
• Thẩm tra thiết kế là đánh giá mức độ an toàn của công trình về chịu lực, ổn định.
• Thẩm tra thiết kế là đánh giá mức độ an toàn của biện pháp thi công (công trình có đào hầm)
• Thẩm tra thiết kế là kiểm tra sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
• Thẩm tra thiết kế là kiểm tra sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy
• Thẩm tra thiết kế là đánh giá điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế công trình

Cơ sở thẩm tra thiết kế:

- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây Dựng về việc qui định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/08/2013 của Bộ Xây Dựng về việc Qui định thẩm tra, thẩm duyệt và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
- Theo quy định hiện hành về công tác thẩm tra thiết kế như sau:
“Nội dung và phương thức thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng:
a) Nội dung thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại Điều 3 Quy trình này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế như sau:
- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ trình thẩm tra thiết kế để chủ đầu tư lựa chọn các tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp của công trình theo quy định của pháp luật để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Trong nội dung của hợp đồng tư vấn thẩm tra thiết kế phải có đủ nội dung thẩm tra theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và Khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 13/TT-BXD; chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế với cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để quản lý;
- Đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Trong 5 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn về xây dựng lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn thẩm tra thiết kế đã được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế phù hợp với loại và cấp của công trình theo quy định của pháp luật để thẩm tra thiết kế một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm tra quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD và thông báo bằng văn bản đến chủ đầu tư và tổ chức tư vấn để ký hợp đồng tư vấn thẩm tra. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế với cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổng hợp.”

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư đã thực hiện qua nhiều dự án, KIến Trúc Phố tin tưởng sẽ giúp chủ đầu tư khắc phục được những vấn đề chưa phù hợp của hồ sơ thiết kế, góp phần đảm bảo chất lượng dự án, tiết kiệm phần dư thừa trong quá trình tính toán kết cấu, đề xuất giải pháp nền móng & kết cấu tối ưu hơn nếu cần thiết.Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư đã thực hiện thẩm tra thiết kế qua nhiều dự án, Chúng Tôi tin tưởng sẽ giúp chủ đầu tư khắc phục được những vấn đề chưa phù hợp của hồ sơ thiết kế, góp phần đảm bảo chất lượng dự án, tiết kiệm phần dư thừa trong quá trình tính toán kết cấu, đề xuất giải pháp móng & kết cấu tối ưu hơn nếu cần thiết.

Những công trình đã hoàn tất thẩm tra thiết kế

Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình.


Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình.


Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình.


Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình



Thẩm tra thiết kế và dự toán công trình.

Post a Comment

Previous Post Next Post