Thuyết minh thiết kế dự án sở xây dưng Hậu Giang


DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


TRỤ SỞ LÀM VIỆC SỞ XÂY DỰNG
TỈNH HẬU GIANG

            Địa điểm xây dựng: PHƯỜNG 5 THỊ XÃ VỊ THANH
                                              TỈNH HẬU GIANG


Chủ đầu tư:                 SỞ XÂY DỰNG TỈNH HẬU GIANG




MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I.                       Lý do xây dựng trụ sở xây dựng
II.                    Hồ sơ pháp lý
CHƯƠNG 2:
HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I.                       Vị trí và hiện trạng khu đất xây dựng
II.                    Hạ tầng kỹ thuật của khu đất hiện trạng
III.                 Khí tượng thuỷ văn
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
I.                       Phương án thiết kế mặt bằng, diện tích sàn xây dựng – Các mặt đứng công trình
                  A – Yêu cầu bố trí mặt bằng
                  B – Phương án thiết kế
                  C – Cấu tạo công trình
II.                    Hạ tầng kỹ thuật
      1 – San lấp
      2 – Giao thông nội bộ, sân vườn
      3 – Điện sân vườn
      4 – Mạng cấp thoát nước bên ngoài công trình
      5 – Giải pháp kết cấu
        III.       Các giải pháp kỹ thuật khác
     1 – Phòng cháy chữa cháy
     2 – Yêu cầu chiếu sáng bên trong
     3 – Hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình
     4 – Môi trường môi sinh
     5 – Hệ thống thông tin liên lạc
     6 – Hệ thống mạng máy tính, trung tâm điều khiển
     7 – Điều hòa không khí                                                                       
     8 – Hệ thống chống sét
CHƯƠNG 4:
KINH TẾ XÂY DỰNG
I.                       Nguồn vốn và chủ đầu tư
II.                    Kinh phí xây dựng
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các bản vẽ kèm theo
Phụ lục 2: Các văn bản pháp lý đính kèm

CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I.      Lý do phải đầu tư xây dựng trụ sở Sở xây dựng tỉnh Hậu Giang
Theo Nghị Quyết số 22/2003QH/11 của Quốc Hội khoá XI ngày 26/11/2003 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và thành lập tỉnh Hậu Giang tách ra từ Cần Thơ và chia thị xã Vị Thanh là trung tâm tỉnh Hậu Giang.
Thị xã Vị Thanh trước giải phóng là tỉnh lỵ của tỉnh Chương Thiện, sau năm 1978 là thị trấn huyện lỵ huyện Long Mỹ và huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang(cũ) được nâng cấp lên thị xã(đô thị loại IV) thuộc tỉnh Cần Thơ vào năm 1999.
Thị xã Vị Thanh hiện nay còn thiếu các cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ cho các Sở, Ban, Ngành của tỉnh để hoạt động. Khu hành chánh của tỉnh tạm làm việc tại khu nhà của quân đội, thiếu diện tích và mọi tiện nghi.
Để giải quyết cơ sở làm việc cho các cơ sở, ban, ngành của tỉnh, lãnh đạo tỉnh quyết định quy hoạch và xây dựng mới một trung tâm hành chính của tỉnh, nơi đây tập trung tất cả các Sở, ban, ngành trực thuộc Uỷ ban tỉnh với các cơ sở mang tầm vóc hiện đại với đầy đủ diện tích và tiện nghi làm việc xứng đáng với tầm vóc của một tỉnh mới thành lập.
Trụ Sở xây dựng tỉnh Hậu Giang nằm trong khu hành chính mới, theo bản đồ quy hoạch chi tiết đã được UBND phê duyệt.
II.    Hồ sơ pháp lý
-         Luật xây dựng hiện hành, Nghị định 08, Nghị định 16.
-         Nghị định số 52/NĐ – CP ngày 08/07/1999 của chính phủ ban hành Quy chế quản lý Đầu tư và xây dựng.
-         Quyết định số 147/1999/QĐ – TTg ngày 5/07/1999 của Thủ tướng chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
-         Công văn số 352/SXD ngày 07/6/2005 của Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Hậu Giang về việc xin cấp đất để xây dựng trụ sở làm việc.
-         Công văn số 1357/UBND ngày 16/6/2005 của Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Hậu Giang về việc thống nhất chủ trương cho phép xây dựng trụ sở Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang. 
-         Căn cứ định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ – BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
-         Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
-         Căn cứ tập thuyết minh Thiết kế đô thị do Viện Kiến Trúc Quy hoạch thành phố Cần Thơ lập ngày 07/11/2005.
-         Căn cứ nhiệm vụ thiết kế Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang do Trung tâm Quy hoạch – Kiến trúc Hậu Giang (Sở Xây Dựng tỉnh Hậu Giang) lập.





CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG
I.      Vị trí và hiện trạng khu đất xây dựng.
Vị trí khu đất xây dựng Trụ sở Sở Xây dựng nằm trong khu trung tâm hành chính tỉnh Hậu Giang, tại phường 5 thị xã Vị Thanh, tọa lạc trên lô đất dài 52m, rộng 50m, có diện tích 2587 m2 (trừ phần vạt góc). Có mặt tiền hướng Tây Nam giáp đường D4 và công viên hướng Tây Bắc giáp đường D6, hướng Đông Bắc giáp Sở Giao thông, hướng Đông Nam giáp Ban Thanh tra tỉnh.
II.  Hạ tầng kỹ thuật của khu đất hiện trạng
1 – Công trình kiến trúc: Đây là khu đất ruộng được san lấp để xây dựng các công trình mới nên không có công trình kiến trúc nào.
2 – Hệ thống điện: Hệ thống điện hiện trạng không có.
3 – Hệ thống cấp thoát nước: Hiện trạng không có hệ thống cấp thoát nước.
III. Khí tượng thuỷ văn
1Mưa: Khu vực thị trấn Vị Thanh chịu ảnh hưởng theo chế độ khí tượng của ĐBSCL, chế độ gió mùa. Một năm có hai mùa: mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân cả năm (1400 – 1650 mm)
2 – Độ ẩm: Độ ẩm bình quân năm là 82,4% và phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
   – Độ ẩm bình quân cao nhất: 86%
   – Độ ẩm bình quân thấp nhất: 77,1% 
3 – Bốc hơi:
   – Lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm không lớn.
   – Lượng bốc hơi bình quân ngày 1,9mm
      Tổng lượng bốc hơi năm 634,5mm
4 – Nhiệt độ:
   – Nhiệt độ trung bình năm là 26,40 C
   – Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 31,50C
   – Nhiệt độ trung bình tháng ít nóng nhất là 23,20C
5 – Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa của ĐBSCL đó là hai hướng chính: Đông Bắc (trùng với mùa khô) và Tây Nam (trùng với mùa mưa); hàng năm lưu vực có khi có gió lốc, tuy nhiên theo điều tra thì chưa hề có gió bão.
6 – Thuỷ văn: Vị Thanh chịu ảnh hưởng thủy triều biển Tây, là chế độ bán nhật triều không đều qua hệ thống sông Cửu Long.
       Ngoài dòng chảy lũ vào khoảng tháng 7 –10 âm lịch dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu. Còn lại các tháng khác khu vực chỉ chịu ảnh hưởng của triều biển Tây qua sông Hậu với cửa chính là Vàm Trà Ôn về quan hệ mực nước tại các trạm đo cho thấy độ dốc mực nước không lớn lắm (3 – 4 cm) tại các vị trí mặt cắt.
7 – Địa chất thủy văn: Là vị trí gần các kênh rạch thông thương với sông Hậu với chế độ bán nhật triều không đều nên mực nước ngầm không ổn định. Mực nước ngầm từng xuất hiện ở cách mặt đất từ 0,5 – 1,0 m; chất lượng nước không tốt vì nhiễm phèn, tính ăn mòn bêtông không lớn.


CHƯƠNG 3
giải php thiết kế kiến trc v kỹ thuật cơng trình
I.      Phương án thiết kế mặt bằng, diện tích sàn xây dựng – Các mặt đứng công trình.
A – Yu cầu về bố trí mặt bằng:
 a – Mặt bằng tổng thể:
 Khoảng li xy dựng từ chỉ giới đường đỏ đối với mặt đường chính (đường D4) là 15 m, đối với mặt đường D6 là 10m, cách ranh đất lân cận là 4m tối thiểu, các công trình phụ như nhà xe, garage cách ranh 2m, nhà bảo vệ đặt sát ranh đường đỏ.
Mật độ xây dựng tối đa là 35%
  b – Mặt bằng bố trí phịng ốc:
Khối cơng trình phải đáp ứng được tính đặc trưng của khu hành chính tỉnh, phù hợp với phong tục tập quán và văn hóa, x hội tỉnh Hậu Giang nhu cầu sử dụng hợp lý, dy chuyền lm việc tối ưu.
Công năng của Sở chia làm 3 khối: Khối hành chánh, khối nghiệp vụ và khối phục vụ chung. Mặt bằng bố trí cho lưu thông ngang được thuận tiện và hữu dụng. Các lưu thông đứng được nối liền bằng các cầu thang.
            c – Yêu cầu về các mặt đứng:
Đây là cơ quan công quyền, lnh đạo ngành xây dựng của tỉnh, đường nét kiến trúc phải nghiêm trang. Hình thức khối dng cơng trình phải được thiết kế hiện đại, hài hoà, mang dáng của công trình kiến trc dn tộc. Đường nét của công trình phải thể hiện được sự hài hịa với cảnh quan thin nhin, khơng gian chung trong khu hnh chnh Tỉnh. Khối cơng trình phải thể hiện tính bền vững với mọi thời đại, không bị lạc hậu theo thời gian.
Cơng trình phải cĩ vẽ mỹ quan, mang tính nghệ thuật cao v phải cĩ mu sắc thanh lịch trnh lịe loẹt lm mất vẽ nghim trang của cơng trình.
B – Phương  án thiết kế
              a – Phương án 1:
1a Mặt bằng tổng thể: Cơng trình chính hình chữ T cch đường đỏ mặt đường  D4 là 15 m, cách đường đỏ mặt đường D6 là 10 m, cách tường rào phía sau là 8,4 m, cách tường rào bên hông là 5,40 m.
Có hai cổng, một cổng chính ở mặt đường D4 với nhà bảo vệ và một cổng phụ phía đường D6.
Diện tích khu đất có chiều dài 52m, chiều rộng 50m, vạt góc mỗi cạnh 5m, khu đất có diện tích là 2587 m2.
Bố trí bi đậu xe ôtô cho khách, cây xanh và sân cầu lông.
  Diện tích xy dựng
- Cơng trình chính:                            694,00 m2
- Nh xe 2 bnh CBCNV                        90,00 m2
- Garage ơtơ                                        48,00 m2
- Nh xe 2 bnh cho khch                       40,00 m2
- Nh bảo vệ                                          14,00 m2
   Tổng cộng                                           886 m2
- Diện tích xy dựng l: 886 m2
   Mật độ xây dựng là: 34,24%
- Diện tích sn bi v đường nội bộ:           881 m2
- Diện tích sn cầu lơng                           150 m2
- Diện tích cy xanh:                                820 m2
Các thông số kỹ thuật:
- Din tích khu đất
2.587 m2
- Din tích xây dng
886 m2
- Mt độ xây dng
34,24%
- Din tích sàn xây dng
2267 m2
- H s s dng đất
0,87
- Din tích sân bãi & đường ni b
881 m2
- Din tích cây xanh
820 m2
- Ct san lp
+1300
- Ct nn công trình chính
+2050

2a – Mặt bằng bố trí phòng ốc và diện tích sàn:
2a.1 Mặt bằng trệt
·        Công trình chính:
    Phòng hành chánh:
- Lối vào                                        30,00 m2                                                  
- Sảnh đón:                                    28,00 m2
- Sảnh nhỏ                                     15,00 m2
- Phòng nhân viên hành chánh      42,12 m2
- Chánh văn phòng                        13,52 m2
- Phó văn phòng                            13,00 m2
- Phòng 1 cửa                                42,12 m2
- Sảnh chờ                                     42,12 m2     
Phòng Ban thanh tra:
- Chánh thanh tra:                         11,53 m2
- Phó thanh tra:                               9,53 m2
- Thanh tra viên                             42,12 m2
- Thanh tra viên                             42,12 m2  
 Bộ phận quản lý nhà:
- Trưởng bộ phận:                         13,26 m2
- Phó bộ phận                                13,26 m2
- Cán bộ kỹ thuật:                         42,12 m2
               Phần phục vụ:
- Căn tin:                                       64,00 m2
- Bếp                                             18,55 m2
- Phục vụ căn tin:                          14,23 m2
- Kho                                             14,23 m2
- Phòng tạp vụ:                                2,70 m2
- Phòng vệ sinh(nam, nữ)             19,50 m2
- Cầu thang chính                          22,50 m2
- Cầu thang phụ                             18,55 m2
- Hành lang                                 137,87 m2
   Tổng cộng:                               694,00 m2
           2a.2 Mặt bằng lầu 1:
·        Ban Giám đốc:
- Giám đốc Sở                               32,28 m2
- Phòng họp nhỏ                            12,80 m2
- Phòng vệ sinh                               4,80 m2
- Phó Giám đốc Sở 1                     27,24 m2
- Phó Giám đốc Sở 2                     30,00 m2
- Phòng vệ sinh 1                            4,25 m2
- Phòng vệ sinh 2                            4,25 m2
- Phòng họp 30 chỗ                       37,50 m2
·        Phòng Giám định kỹ thuật:
- Trưởng bộ phận                          11,06 m2            
- Phó bộ phận                                10,00 m2
- Chuyên viên kỹ thuật 1               53,00 m2
- Chuyên viên kỹ thuật 2               63,18 m2
- Kho hồ sơ                                   21,06 m2
·        Bộ phận quy hoạch đô thị                                            
- Trưởng bộ phận                          14,24 m2
- Phó bộ phận                                13,85 m2
- Chuyên viên kỹ thuật                  92,16 m2
- Kho hồ sơ                                   32,00 m2
·        Phần phụ thuộc
- Sảnh nhỏ                                     15,60 m2
- Phòng vệ sinh (nam, nữ)            19,50 m2
- Cầu thang chính                            22,5 m2
- Cầu thang phụ                             18,55 m2
- Hành lang                                 130,58 m2                                         
   Tính tròn                                     686 m2

2a.3 Mặt bằng lầu 2
* TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
- Giám đốc TT QHKT                  16,00 m2
- Phó Giám đốc TT QHKT           12,52 m2
- Phòng họp chung                        37,50 m2
·        Bộ phận kỹ thuật xây dựng
- Trưởng bộ phận                          12,00 m2
- Phó bộ phận                                  9,35 m2
- Chuyên viên kỹ thuật                  28,50 m2
·        Bộ phận quy hoạch kiến trúc
- Trưởng bộ phận                          16,00 m2
- Phó bộ phận                                10,52 m2
- Cán bộ kỹ thuật                          51,30 m2
* TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH
- Giám đốc trung tâm                    18,00 m2
- Phó Giám đốc trung tâm             17,10 m2
- Cán bộ kỹ thuật                          42,12 m2
·        Bộ phận hành chánh tổng hợp
- Trưởng bộ phận                          11,06 m2
- Phó bộ phận                                10,00 m2
- Nhân viên                                   32,40 m2  
·        Bộ phận phụ thuộc
- Phòng họp lớn 60 chỗ                 92,16 m2
- Phòng tiếp khách                              16,23
- Phòng pha trà                                   10,87
- Phòng vệ sinh (nam, nữ)            19,50 m2                     
- Cầu thang chính                          22,50 m2
- Cầu thang phụ                             18,55 m2
- Hành lang + sảnh nhỏ               190,91 m2
                  Cộng                                             695 m2
Tổng diện tích sàn 3 tầng công trình chính:
   694 m2 + 686 m2  + 695 m2 = 2075 m2
- Nhà xe 2 bánh CBCNV              90,00 m2
- Nhà xe 2 bánh khách                  40,00 m2
- Garage ôtô                                  48,00 m2
- Nhà bảo vệ                                  14,00 m2
        Cộng                                   192,00 m2
Diện tích xây dựng
       694 m2 + 192 m2 = 886 m2
Tổng cộng diện tích sàn xây dựng:
       2075 m2 + 192,00 m2 = 2267 m2
             b – Phương án 2
        1b – Mặt bằng tổng thể: Công trình chính hình chữ L, mặt tiền công trình được bố trí hướng ra đường D4, cách chỉ giới đường đỏ 15 m, mặt bên hông cách chỉ giới đường đỏ của đường D6 là 10m, cách tường rào phía sau là 14,50 m, cách ranh đất của Thanh tra tỉnh là 5,80 m.
-         Có bãi đậu xe ôtô cho khách.
-         Sân cầu lông và cây xanh, thảm cỏ.
Các thông số kỹ thuật
- Din tích khu đất
2.587 m2
- Din tích xây dng
842 m2
- Mt độ xây dng
32,54%
- Din tích sàn xây dng
2.310 m2
- H s s dng đất
0,98
- Din tích sân bãi và đường ni b
673 m2
- Din tích cây xanh
1057,96 m2
- Ct san lp
+1.300
- Ct nn công trình chính
+2.050
   2b. Mặt bằng tầng trệt:
·        2b.1 Văn phòng Sở.
- Lối vào                                         36,00 m2
- Sảnh đón                                      35,00 m2
- Phòng nhân viên văn phòng         37,15 m2
- Chánh văn phòng                         19,95 m2
- Phó văn phòng                             18,34 m2
- Kho hồ sơ                                     31,56 m2
- Phòng một cửa                             37,15 m2
·        2b.2 Bộ phận thanh tra
- Chánh thanh tra                            19,95 m2
- Phó Chánh thanh tra                     18,34 m2
- Thanh tra viên                              40,00 m2
·        2b.3 Bộ phận quản lý nhà
- Trưởng bộ phận                            19,95 m2
- Phó bộ phận                                 18,34 m2
- Cán bộ kỹ thuật                            40,00 m2
·        2b.4 Phần phụ trợ
- Căn tin                                          67,15 m2
- Bếp + phục vụ                              16,00 m2
- Tạp vụ                                            7,00 m2
- Kho                                                 7,00 m2
- Phòng vệ sinh (nam,nữ)               22,23 m2
- Cầu thang chánh                           20,00 m2
- Cầu thang phụ                              18,00 m2
- Hành lang                                   120,98 m2
      Cộng:                                      650,00 m2
               Diện tích xây dựng:
- Nhà chính       650 m2
- Nhà phụ          192 m2
                          842 m2                
Mật độ xây dựng:
              842 m2 x 100    =  32,54%
                    2587
3b – Mặt bằng lầu 1:
·        3b.1 Ban Giám đốc Sở
- Giám đốc                                      30,00 m2
- Phòng họp nhỏ                             10,00 m2
- Phòng vệ sinh                                 7,00 m2
- Phó Giám đốc 1                            27,60 m2
- Phòng vệ sinh                                 5,00 m2
- Phòng họp                                    77,00 m2
- Phòng phục vụ                             17,50 m2
- Phó Giám đốc 2                            20,00 m2
- Phòng vệ sinh                                 6,91 m2
·        3b.2 Bộ phận quy hoạch đô thị
- Trưởng bộ phận                            28,20 m2
- Phó bộ phận                                 20,70 m2
- Cán bộ kỹ thuật                            55,20 m2
- Kho hồ sơ                                     33,12 m2

·        3b.3 Bộ phận Giám định kỹ thuật
- Trưởng bộ phận                            22,50 m2
- Phó bộ phận                                 20,00 m2
- Chuyên viên kỹ thuật (2p)         107,00 m2
- Kho hồ sơ                                     44,85 m2
·        Phần phụ thuộc
- Cầu thang chánh                         20,00 m2
- Cầu thang phụ                             18,00 m2
- Phòng vệ sinh (nam, nữ)            22,23 m2
- Kho                                               7,00 m2
- Hành lang                                 130,19 m2            

4b – Mặt bằng lầu 2
·         TRUNG TÂM QUY HOẠCH KIẾN TRÚC
- Giám đốc trung tâm                    26,91 m2  
- Phó giám đốc trung tâm             26,91 m2  
- Phòng họp                                   40,00 m2  
- Trưởng bộ phận                          22,50 m2  
- Phó bộ phận                                22,50 m2  
- Kho hồ sơ                                   20,70 m2  
- Chuyên viên kỹ thuật                  69,00 m2  
- Nhân viên                                   27,60 m2  
·        TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH
- Giám đốc trung tâm                    26,91 m2
- Phó Giám đốc trung tâm             26,91 m2
- Chuyên viên kỹ thuật                  69,00 m2
- Trưởng bộ phận                          11,90 m2
- Phó bộ phận                                11,90 m2
- Nhân viên                                   27,60 m2
- Phòng họp lớn 60 chỗ                 78,54 m2
- Phòng pha trà                              10,00 m2
·        Phần phụ thuộc
- Cầu thang chánh                         20,00 m2
- Cầu thang phụ                             18,00 m2
- Hành lang                                 143,49 m2



- Phòng vệ sinh (nam, nữ)            22,23 m2
- Kho                                               7,00 m2
                                                         738 m2  
Diện tích sàn 3 tầng:
         650 m2 + 730 m2 + 738 m2 = 2.118 m2
Tổng diện tích sàn:
         2118m2 + 192 m2 = 2310 m2
                   Tính tròn  = 2310 m2
4b. Nhân sự
 Tổng số nhân sự của Sở xây dựng là 76 người trong đó có 53 – 55 là biên chế.
c – Phương án chọn
So sánh phương án 1 và phương án 2 để tìm phương án tối ưu về bố trí mặt bằng, phương án 1 bố trí hợp lý hơn trong dây chuyền phân công của Sở, chia rõ các bộ phận làm việc liên quan với nhau nằm cạnh nhau:
Phần các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ không xa lối ra vào, khách đến dễ dàng hơn phương án 2.
Về hình khối kiến trúc phương án 1 hài hoà nét đẹp nghiêm trang, đường nét ngay thẳng có vẻ tôn nghiêm của một cơ quan công quyền.
Do đó phương án 1 có nhiều ưu điểm hơn phương án 2.
Phương án 1 là phương án chọn
C – Cấu tạo công trình:
Nhà cấp II móng cột, sàn bê tông cốt thép chịu lực, mái lợp ngói.
a – Nền: Vì công trình được xây trên nền đất mới san lấp chưa ổn định nên nền nhà tầng trệt nên gia cố bằng sàn BTCT để tránh bị lún sụp sau này.
b – Sàn: Các sàn nhà bằng BTCT
c – Tường: Tường ngoài chung quanh công trình được xây dựng tường dày 200 gạch ống chèn gạch thẻ, các tường dày 200 bên trong được xây toàn gạch ống, tường dày 100 xây gạch ống. Các tường chịu lực ngầm dưới đất phải xây bằng gạch thẻ.
d – Trần: Các hành lang bên trong, nhà vệ sinh và tầng lầu 2 đóng trần thạch cao khung nhôm chìm, trét mastic, sơn nước.Trần nhà trong các phòng làm việc đóng trần tấm thạch cao, khung nhôm nổi, trần có mục đích tạo nét thẩm mỹ cho các phòng làm việc và để che dấu các đà và các đường dây và đường ống kỹ thuật.
e – Mái: Mái ngói đỏ Đồng nai 22 viên/m2 độ dốc 32o

f – Chống thấm: Phải chống thấm các sàn phòng vệ sinh, sân thượng, mái hiên, ô văng theo tiêu chuẩn của các nhà nước
k – Đồ gỗ: Các vật liệu bằng gỗ, phải dùng loại gỗ tốt, khô, không mối mọt, không cong veo, không nứt nẻ và phải đạt yêu cầu thiết kế.
II.      Hạ tầng kỹ thuật
       1 – San lấp
-  Đất hiện trạng là khu đất ruộng có cốt cao độ trung bình + 0,5 m, cốt san lấp theo yêu cầu thiết kế là + 1.30 m. Công trình được san lấp đại trà toàn khu hành chánh, Sở Xây dựng chỉ san lấp cục bộ các nền nhà trong phạm vi công trình.
2 – Đường giao thông nội bộ, sân vườn
- Đường giao thông nội bộ và bãi đậu xe ôtô dùng bê tông nhựa nóng bằng 558 m2
- Đường đi bộ lót gạch con sâu = 130 m2
- Sân cầu lông tráng xi măng = 150 m2
- Sân vườn, cây cảnh = 820 m2
3 – Hệ thống điện ngoài công trình – Chiếu sáng vườn cảnh
a – Tuyến cáp điện hạ thế từ cột điện hoặc tủ điện dọc theo lề đường được dẫn vào đồng hồ điện chính của công trình bằng dây cáp điện.
- Toàn bộ tuyến cáp hạ thế được chôn ngầm, sâu 0,8 m so với nền hoàn thiện.
- Các khoảng cáp vượt đường giao chéo với nhau đều được luồn trong ống thép tráng kẽm.
- Tại hai đầu các khoảng vượt đường, sân bãi đều có hố ga đón hai đầu để đảm bảo thuận tiện trong công tác duy tu bảo dưỡng sau này.
      -Cáp:Sử dụng cáp ngầm hạ thế 0.6/1(1.2)KV/Cu/XL PE/PVC/DSTA/PVC, tiết diện của các tuyến cáp theo phụ tải tương ứng
b – Giải pháp quy hoạch hệ thống chiếu sáng vườn cảnh
- Chỉ tiêu chiếu sáng theo tiêu chuẩn TCXDVN 259-2002  20 TCN 95-83
- Đối với khuôn viên hoa viên, cấp chiếu sáng cấp C
- Độ chói trung bình trên mặt đường 0,4 đến 0,6 cd/m2
- Độ rọi trung bình trên mặt đường là 8 đến 12 lux
- Độ đồng đều ngang lớn hơn hoặc bằng 40%
- Độ đồng đều dọc lớn hơn hoặc bằng 70%
- Chiếu sáng bảo vệ: Đủ ánh sáng bảo vệ về ban đêm, đảm bảo an ninh trật tự của toàn khu.
- Hệ thống chiếu sáng phải mang tính mỹ thuật cao, không phá vỡ kiến trúc và tăng vẽ mỹ quan của công trình.
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng
- Tiết kiệm kinh phí đầu tư cũng như chi phí vận hành, bảo trì hệ thống
- Đối với hoa viên cây cảnh và hàng rào quanh công trình nguồn điện được điều khiển tự động bằng đồng hồ hẹn giờ nửa đêm về sáng cắt ½ số bóng xen kẽ.
- Trụ đèn, dung trụ trang trí  HAPULICO, móng trụ, móng BCTC đúc sẵn M.200 đá ½ .
- Đèn: dùng đèn cao áp SODIUM, COMPACT, bóng tiết kiệm điện, độ kín IP65;
- Hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bảo vệ(bóng + trụ đèn + dây cáp dẫn)
      35 bộ
4 – Hệ thống cấp thoát nước bên ngoài công trình:
a – Hệ thống cấp nước
- Đường ống cấp nước chánh D50 bắt từ ống dẫn nước sạch của đường số 4 đưa vào đồng hồ nước của công trình. Từ đồng hồ nước có 3 nhánh : một nhánh chảy vào bể nước ngầm chữa cháy, một nhánh cung cấp nước cho toàn bộ công trình và một nhánh cung cấp nước phục vụ cho hoa viên, cây cảnh bên ngoài công trình.
- Ống PVC Þ 20, Þ 34, Þ 42, Þ 60 = 150 m
- Ống sắt tráng kẽm PCCC Þ 80 = 200 m
- Trụ nước cứu hỏa : 02 trụ
b – Hệ thống thoát nước
b1 – Hệ thống thoát nước mưa
- Nước mưa từ mái nhà và sân bãi được đưa xuống các ga được dẫn ra cống chánh của khu hành chánh tỉnh.
b2 – Hệ thống thoát nước bẩn:
- Nước bẩn từ các nhà vệ sinh, nhà bếp sau khi xử lý qua hầm phân tự hoại được đưa về cống chánh để thoát ra cóng toàn khu.
- Phần tiếp xúc giữa hệ thống thoát nước bẩn và hệ thống thoát nước mưa phải qua ga có siphông chận mùi hôi để tránh mùi hôi thoát ngược vào hệ thống thoát nước mưa.
           - Cống Þ 300 = 80 m
           - Cống Þ 600 = 8 m
           - Hầm ga (regard) = 15 cái


5 – Giải pháp kết cấu.
- Hiện nay chưa có tài liệu địa chất của khu đất xây dựng Sở Xây Dựng. Tạm thời Ban Quản lý Công trình cung cấp tài liệu địa chất của Ủy ban tỉnh cách địa điểm của Sở Xây Dựng khoảng 300 m. Căn cứ tài liệu địa chất này, kỹ sư kết cấu đưa ra phương án kết cấu tạm thời, sau này có tài liệu địa chất chính thức, cơ quan tư vấn sẽ tính toán cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và tiết kiệm vốn đầu tư.
A – Chọn phương án móng
- Theo tài liệu khảo sát địa chất của Sở Xây Dựng Hậu Giang cung cấp cho thấy cấu tạo của nền đất được khoan tới độ sâu 50m gồm 6 lớp đất có cấu tạo chiều dày mỗi lớp tương đối lớn.
- Căn cứ vào chỉ tiêu cơ lý của từng lớp đất ta chọn phương án móng phù hợp với công trình.
Lớp 1: là lớp đất bùn sét màu xám xanh, xám nâu, trạng thái chảy; phân bố từ mặt đất đến độ sâu 11,7 – 12,6 mét. Đất có tính năng cơ lý kém, khả năng biến dạng lớn, khả năng chịu tải thấp cho nên nền móng công trình xây dựng trực tiếp trên lớp đất này là không an toàn. Loại bỏ phương án móng nông trên nền đất thiên nhiên.
 Lớp 2: là lớp sét xám xanh, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng, phân bố từ độ sâu 11,7 – 12,6 đến độ sâu 22,0 – 25,0 mét. Đất có tính năng cơ lý tốt, khả năng biến dạng thấp, khả năng chịu tải cao thích hợp cho phương án móng cọc đài thấp.
Với quy mô xây dựng công trình ta chọn sơ bộ lớp đất thứ 2 nhằm đảm bảo cho cọc cắm vào lớp đất đủ cứng để chịu tải trọng công trình. Chọn chiều dài cọc là 15m, tiết diện (250 x 250) mm
B – Số liệu tải trọng:
- Công trình gồm 10 trục được ký hiệu từ 1 – 10 và 6 trục ngang được ký hiệu từ A – F. Qua khảo sát sơ bộ ta thấy khung trục 5 là khung chịu lực nguy hiểm nhất nên ta chọn khung trục 5 làm cơ sở tính toán đại diện.
- Sau khi tính toán tổng hợp các kết quả nội lực ta chọn cặp nội lực đại diện để tính toán tại chân cột trục A và B để tính toán.
Cột 5 – A: N = 48,57 (T)    (cột biên)
                  M = 8,9 (Tm)
                  Q = 6,8 (T)
2 Cột 5 – B,B’: N = 92.46 (T)     (2 cột giữa)
                  M = 6,6 (Tm)
                  Q = 5,7 (T)
C – Tính toán
1. Xác định sức chịu tải của cọc
 Pn = K.m (Rtc. F + u.fitc. Li) = 19,44 (T)
2. Ứng suất trung bình dưới đế móng
 tb =  = 156,73 (T/m2)
3. Xác định số lượng cọc:
a/ Tại cột 5 – A:
- Trọng lượng đài cọc:
     Qđ = 1,1.Fđ.tb. hm = 1,32(T)
- Xác định số lượng cọc:
     nc =  = 3,08 cọc
      chọn 3 cọc
b/ Tại 2 cột 5 – B,B’:
- Trọng lượng đài cọc:
     Qđ = 1,1.Fđ.tb. hm = 2,96 (T)
- Xác định số lượng cọc:
     nc =  = 5,89 cọc
      chọn 6 cọc    
III.  Các giải pháp kỹ thuật khác
1 – Phòng cháy chữa cháy
- Công tác phòng cháy chữa cháy rất quan trọng phải đặt lên hàng đầu khi đầu tư xây dựng phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình “ TCVN 2622: 1978”
- Khoảng cách xa nhất từ các cửa đi đến các phòng làm việc, tiếp khách, hội họp đến lối ra gần nhất không được quá 30 m. Chiều rộng cho vế thang được tính 100 người cho 1m dài.
- Trong công trình chính mỗi tầng được bố trí 3 họng cứu hỏa vách tường ở 2 đầu công trình và phía sau công trình. Chung quanh bên ngoài công trình được bố trí 2 họng cứu hỏa ở 2 góc công trình. Mỗi họng cứu hỏa cung cấp lưu lượng 2,5l/giây. Lượng nước cứu hỏa lấy từ bể nước ngầm đặt phía trước của công trình có dung tích 60 m3 .
- Ngoài ra phải đặt các trang thiết bị chữa cháy như bình C02  ở những nơi cần thiết để dập tắt các đám cháy lúc mới phát sinh.
-  Khi có đám cháy xảy ra, mỗi họng cứu hỏa phải có lưu lượng 2,5lít/giây
- Hai họng cứu hỏa hoạt động trong 3 giờ liền, trong khi chờ đợi lực lượng cứu hỏa của tỉnh ứng cứu.
- Lượng nước cứu hỏa của 2 họng trong 3 giờ là:
           2,5 lít x 3600 x 3 x 2 = 54.000 lít
                                              = 54 m3
- Vậy cần dự trù một bể nước cứu hỏa ngầm 60 m3 để cung cấp cho công tác cứu hỏa.
2 –Bố trí điện chiếu sáng bên trong công trình
- Khi thiết kế điện sinh hoạt và điện động lực dùng trong các cơ quan, đều phải thỏa các yêu cầu sau:
·         An toàn điện, bảo vệ mạch điện kịp thời tránh gây hỏa hoạn
·        Để sử dụng điều khiển và kiểm soát, dễ sữa chữa
·        Đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
  Nhà thiết kế nên dùng phương thức đi dây phân tải tập trung tại tủ điện phân phối. Khi thiết kế theo phương thức này, nguồn điện chính sau điện năng kế (kwh) được đưa đến tủ điện. Từ đây, phân ra nhiều nhánh sau khi qua cán bộ bảo vệ, đi trực tiếp đến từng phòng, từng khu vực.
 Các dây dẫn điện bọc nhựa được luồn vào ống nhựa PVC đi ngầm trong công trình. Phải phân bố các hộp nối dây cho thích hợp.
- Hệ số chiếu sáng tự nhiên đối với các loại phòng trong trụ sở cơ quan lấy theo độ chính xác công việc được quy định trong các bậc công tác theo tiêu chuẩn hiện hành về “ Chiếu sáng tự nhiên” TCXD 29: 1968
- Đối với các phòng làm việc, tiếp khách, hội họp phải được chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp.
- Các phòng vẽ kỹ thuật, thiết kế đảm bảo chiếu sáng tự nhiên.
- Chiếu sáng nhân tạo và trang thiết bị điện trụ sở cơ quan theo yêu cầu sử dụng công nghệ và tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn hiện hành về “Chiếu sáng nhân tạo” TC16:1964
Độ chiếu sáng theo bảng sau đây.
           - Sảnh                                    200 lux
           - Phòng làm việc                   200 lux
           - Phòng họp                           200 lux
           - Căn tin                                150 lux
           - Hành lang                            50 lux
           - Mái hiên                               70 lux
           - Phòng vệ sinh                      50 lux
           - Cầu thang                            100 lux
           - Kho hồ sơ                           150 lux
3 – Hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình
3a – Cấp nước: Trụ sở cơ quan làm việc, chỉ phục vụ chỉ tiêu dùng nước 100lít/ngày, có 83 CBCNV. 
   Số lượng dùng nước trong 1 ngày là:
             100 lít x 76 = 7600 lít
                                 = 7,6 m3
          Nước cấp từ đồng hồ được dẫn vào bể nước ngầm có dung tích 10 m3, từ bể nước ngầm nước được bơm lên bể nước trên mái có dung tích 8 m3 có phao ngắt điện tự động, nước từ bể mái sẽ được phân phối đến các phòng vệ sinh. Trước các khu vệ sinh đều phải có van khoá để tiện trong việc sửa chữa. Ngoài ra có một hệ thống nước có áp suất cao dùng để chữa cháy được đặt mỗi tầng 3 họng cứu hỏa vách tường có hộp chứa lăn và dây chữa cháy.
          Lượng nước rò rỉ và tưới cây được dự trữ bằng 10% của lượng nước cấp
                  7,6 m3 x 10% = 0,76 m3
          Tổng dung tích của nước sinh hoạt 1 ngày đêm là:
                  7,6 m3 + 0,76 m3 = 8,36 m3
                  Tính tròn : 9 m3
           Vậy phải dự trù 1 bể nước ngầm có dung tích 10 dung tích 10 m3, một bể nước đặt trên cao (nằm trong mái) có dung tích là 8 m3 để cung cấp cho tòan khu.
3b – Thoát nước bẩn:
- Nước phân và nước bẩn phải cho qua hầm phân tự hoại xử lý, trước khi cho chảy ra cống thành phố. Các ống dẫn nước bẩn phải được nối với các ống thông hơi dẫn lên cao khỏi mái nhà. Các ống nối của ống nước bẩn phải sử dụng loại ống cút lơi 1200 và ống khuỷnh hình chữ Y tuyệt đối không được dùng ống vuông góc 900.
3c – Tính toán hệ thống cấp thóat nước
A – Phần cấp nước
1A – Tính lưu lượng hệ thống cấp nước:
1A1 – Cấp nước sinh hoạt:
- Lưu lượng nước sinh hoạt cần thiết cấp cho nhà làm việc:
          QSH = 8 m3
- Được tính toán theo công thức:
          QSH = N x q (m3/ngày đêm)
- Với các thông số kỹ thuật lấy theo tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế cấp nước hiện hành (TCVN – 451 – 88 )
    + q: 100 lít/ngày đêm: Tiêu chuẩn dùng nước cho 1 người trong cơ quan.
     N = 81 Số người làm việc trong ngày.
1A2 – Cấp nước chữa cháy:
- Lưu lượng nước cần thiết cấp cho chữa cháy trong nhà làm việc:
                 Qcc = 54 m3/1 đám cháy
- Được tính toán theo tiêu chuẩn quy phạm phịng v chữa chy hiện hnh (TCVN.2622 – 1995), nh cĩ khối tích > 25.000 m3 chọn 2 cột nước chữa cháy với lưu lượng 1 cột q = 2,5 lít/giây. Thời gian dập tắt 1 đám cháy tính 3 giờ.
1A3 – Tổng lưu lượng nước cần thiết cấp cho khu công trình:
      QT = QSH + Qcc = 8 m3 + 54 m3  = 62 m3
- Nước rị rỉ v tưới cây dự trù 10% là 6 m3
- Tổng cộng khối nước phục vụ cho công trình 1 ngy đêm là :
       62 m3 + 6 m3 = 68 m3
2A – Tính đường kính ống của hệ thống cấp nước
·        Đường kính cấp nước sinh hoạt:
- Vận tốc dịng chảy trong ống nước cấp bên trong tịa nh tối đa 1,5m/s
- Chọn đường kính ống dựa vào công thức, theo công thức thuỷ lợi:
                               Q = w.v
  Với ống tiết diện tròn thì w = d2/4 ta dễ dàng tìm được sự liên hệ giữa lưu lượng và đường kính ống như sau:
                                         d =
             Trong đó:
                 + q : lưu lượng (m3/s)
                 + v : vận tốc (m/s) với v < 1,5 m/s
                 + d : đường kính ống (m)
·        Đường kính ống cấp nước chữa cháy:
- Vận tốc dịng chảy trong ống khơng vượt quá 2,5 m/s
- Chọn đường kính ống cho hệ thống cấp nước chữa cháy D50 ứng với lưu lượng q = 2,5 l/s

B – Phần thoát nước:
1B – Thoát nước bẩn sinh hoạt
B1 – Tính lưu lượng nước thải:
- Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt:
          Q = 8 m3/ ngày đêm
B2 – Tính đường kính ống của hệ thống nước vệ sinh:
- Vận tốc dịng chảy trong ống thĩat nước vệ sinh tối thiểu v = 0,6m/s để tự làm sạch ống.
- Để tính đường ống dựa vào phương pháp xác suất của ASPE 1(1998)
- Tham khảo bảng 1-1; 1-2; 1-3; 1-4; 1-6 để chọn đường kính ống.
B3 – Tính tốn dung tích bể xí tự hoại:
- Nước bẩn từ các khu vệ sinh ở các tầng cho thóat ra các bể xí tự hoại.
- Dung tích của 1 bể xí tự hoại (8m3) được xác định theo công thức:
             W = W1 + W2
Trong đó:
    W1 = q0 . N . n (m3)
    W2 = N . 0,03 (m3)
+ W1: dung tích phần chứa nước (m3)
+ W2: dung tích phần chứa bn (m3)
+ q0: tiêu chuẩn dung nước của 1người trong 1ngaỳ đêm
+ N: Số người sử dụng tính cho 1 bể
+ n: Số ngy để nước lưu lại trong bể
+ 0,03 m3: dung tích bùn của 1 người trong 2 ngày 3 tháng
Nước bẩn đ được xử lý qua cc cung cấp bể xí tự hoại cho thốt ra hệ thống thốt nước chung của Thành phố.
2B – Thóat nước mưa
·        Tính lưu lượng nước mưa mái
- Mật độ mưa được tính trong 15 pht l 180mm, dựa vo chu trình 100 năm.
- Lượng nước mưa tính theo công thức sau:
           Q = s.n.ư (l/s)
   Trong đó:
+ Q: lưu lượng nước mưa (l/s)
+ s: diện tích bề mặt ngang cộng thêm 50% diện tích tương ứng lớn nhất sát với diện tích nằm ngang đang tính toán (m2)
+ n: mật độ nước mưa (mm)
+ ư: hệ số dịng chảy
·        Tính đường kính ống thoát nước mưa
- Vận tốc dịng chảy trong ống thốt nước mưa tối thiểu là 0,9m/s để cho cát, sạn, và mảnh vỡ trôi nổi trong nước mưa thoát đi.
- Chọn đường kính ống đứng, sau tính diện tích phục vụ giới hạn, và số ống đứng cần thiết.
- Diện tích phục vụ giới hạn lớn nhất của 1 ống đứng xác định theo công thức như sau:
           Fgh = 20.d2.vt(ư.h5) (m2)
Trong đó:
+ d: đường kính ống đứng (m)
+ ư: hệ số dịng chảy lấy = 1
+ vt: tốc độ tính toán = 1,5m/s
+ h5: lớp nước mưa tính toán ứng với thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính p=1 năm.
4 – Môi trường môi sinh
A – Các nguồn ô nhiễm chính:
- Các nguồn gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm các yếu tố sau:
1A – Trong quá trình xây dựng
- Quá trình thi công xây dựng sẽ tạo ra những nguồn ô nhiễm cho môi trường trong khu vực và các vùng lân cận, cụ thể như sau:
- Việc tập trung nhiều công nhân xây dựng trong một thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây bệnh dịch và các tệ nạn xã hội
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới và các phương tiện vận chuyển đất đá, nguyên vật liệu thi công.
- Bụi, đất, cát, đá, xi măng phát sinh trong quá trình san lấp, xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu.
- Khí thải của các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới có chứa Co2, No2…v…v…
- Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
- Việc san lấp nền sẽ làm xáo trộn nguồn nước tự nhiên của khu vực làm ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường trong các khu lân cận.
- Các vật liệu còn dư thừa không được sử dụng phải nhanh chóng di chuyển khỏi công trường để bảo vệ môi trường thi công cũng như vệ sinh công trường.
2A – Sau khi thi công hoàn thành:
- Dọn dẹp làm vệ sinh công trường cho thật sạch, đảm bảo vẽ mỹ quan cho công  trình.
- Trồng cây xanh để lọc không khí
- Việc bêtông hóa mặt đất có thể dẫn đến việc giảm sút quá trình thấm của nước mưa gây nên tác hại sụt mức nước ngầm, gây sụt đất và làm thối đất. Mực nước ngầm bị sụt xuống cũng là nguyên nhân thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật nước dẫn đến chúng bị chết đi thay vào đó các loài sống kỵ nước. Kết quả là chúng làm cho đất xốp hơn, đây có thể là nguyên nhân gây sụt lún đất hoặc lún các công trình.
   B – Giải pháp khắc phục ô nhiễm.
   1B – Khống chế ô nhiễm trong quá trình thi công xây dựng
    a – Khống chế khói bụi:
- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp để hạn chế bụi tại khu vực công trường thi công. Hạn chế mức độ ô nhiễm bụi, khói tại công trường bằng cách thường xuyên phun nước để hạn chế một phần bụi, đất có thể phát tán vào không khí.
- Các xe chuyên chở nguyên vật liệu cho công trường cần phải được phủ kín bằng bạt, tránh tình trạng rơi vãi.
- Khi xây dựng tầng cao đến đâu cần phải che chắn đến đó bằng vải bạt, nylon, ván ép …v..v…
   b – Khắc phục tiếng ồn và rung động
- Để giảm bớt tiếng ồn và rung động cần phải có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy khoan, máy đào….. không được hoạt động trong thời gian từ 18h đến 06h sáng hôm sau.
    c – Khống chế nước thải.
- Trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa cuốn theo đất cát, đá xi măng rơi vãi trên mặt đất được thu gom vào lắng trước khi thải ra cống thoát.
- Tại công trình xây dựng phải xây dựng tạm các nhà vệ sinh có hầm phân tự hoại cạnh các láng trại. Sau giai đoạn thi công luôn sẽ được vận chuyển đi và san lấp các hầm vệ sinh này.
    d – Khống chế các chất thải rắn.
- Các chất thải rắn trong quá trình thi công chủ yếu là đất, cát, xà bần, xi măng, cốp pha, sắt thép……v…v.. phải tập trung tại bãi chứa quy định. Định kỳ các loại chất thải này sẽ được vận chuyển đến các bãi rác xây dựng tỉnh.
- Rác thải sinh hoạt không được để lẫn vào rác thải xây dựng và phải được vận chuyển đi sớm trong ngày, không đốt tại công trường.
   5 – Hệ thống thông tin liên lạc
- Trang bị một hệ thống điện thoại, máy fax và mạng internet cho các phịng nghiệp vụ theo yu cầu. Hệ thống ny được đấu nối và sử dụng thuê bao của Bưu điện.
- Hệ thống liên lạc với bên ngoài và nội bộ được sử dụng bằng điện thoại. Có một hệ thống tổng đài đặt tại phịng hnh chnh để làm trung gian liên lạc bên ngoài với các phịng. Ban gim đốc có đường dây điện thoại trực tiếp không qua tổng đài.
- Hệ thống thông báo công cộng bao gồm cả loa được bố trí trong các phòng, dọc hành lang và các khu vực chức năng khác. Hệ thống thông tin phục vụ và thông báo này được phát đi từ trung tâm ở phòng hành chánh nhằm thông báo tin tức, điều hành hoạt động và có thể sử dụng trong trường hợp có sự cố.
- Hệ thống cáp điện thoại, fax dùng cáp điện thoại nhiều sợi, giữa các máy tính, dùng cáp đồng trục chuyên chính. Các hệ thống cáp liên lạc đều được bố trí đi ngầm trong tường được bảo vệ bằng ống thép hoặc ống nhựa.
6 – Hệ thống mạng máy vi tính.
- Các máy tính chuyên ngành phục vụ cho các chuyên viên kỹ thuật và kế toán được nối mạng với nhau ở từng bộ phận và nối mạng ra bên ngoài theo đường dây internet, nhằm phục vụ công tác thông tin liên lạc của Sở với các ngành bên ngoài.
7 – Hệ thống điều hòa không khí
7.1 – Các nhiệm vụ của hệ thống điều hoà không khí – thông gió.
- Các phòng làm việc và các phòng họp được trang bị hệ thống điều hoà không khí – thông gió với những chức năng nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo tiện nghi về khí hậu bên trong công trình cho phù hợp những đòi hỏi của TCVN – 5687 – 92 cũng như các tiêu chuẩn tiện nghi hiện hành.
- Đảm bảo độ sạch của môi trường không khí bên trong về nồng độ Co2, độ bụi, độ ẩm, lượng gió sạch theo tiêu chuẩn vệ sinh.
- Khống chế độ ồn do thiết bị điều hòa không khí gây ra ở mức cho phép.
- Giữ cho không gian làm việc trong phòng đồng đều về nhiệt độ, tránh nhiệt độ đột ngột khi đi lại giữa các phòng.
- Hệ thống phải đáp ứng mức độ hiện đại tương xứng của công trình, đồng thời dễ vận hành, bão dưỡng và sữa chữa.
- Hệ thống đồng thời phải có tính năng kỹ thuật cao, vận hành tiết kiệm.
7.2 – Các thông số tính toán và điều kiện thiết kế
a – Các tài liệu chính được dùng:
- TCVN – 5687 – 92
- Số liệu khí hậu dùng thiết kế xây dựng
- TCVN – 4088 – 85
- Kỹ thuật nhiệt xây dựng TCVN – 4605 – 88
- Cẩm nang thiết kế ASHRAE hand book – 1987
b – Điều kiện khí hậu tính toán.
- Thông số khí hậu tính toán ngoài nhà được chọn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long với các thông số như sau:
Nhiệt độ khô  Tnk = 36o
Nhiệt độ ướt   Tnn = 29,6oC
Hàm nhiệt       J = 22Kcal/kg
Biên độ giao động nhiệt   = 7oC
Hàm ẩm  d = 0,023 kg
- Thông số vùng khí hậu bên trong nhà được chọn theo TCVN – 5687 – 92 như sau:
Nhiệt độ bên trong: t1 = 24oC + 2
Độ ẩm tương đối = 60%
Hàm nhiệt J1 = 13Kcal/kg
- Các thông số khác:
Lượng gió tươi cần cung cấp cho mỗi đầu người = 20cm3/h
Độ ồn các phòng làm việc <45dB
Lượng nhiệt do thiết bị 50W/m2
c – Các phương án thiết kế hệ thống điều hòa không khí:
- Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương án thiết kế các hệ thống điều hoà không khí cho các công trình.
- Ở Việt Nam thường có 3 phương án thường được áp dụng, tuỳ theo chức năng của mỗi công trình mà kỹ sư thiết kế chọn phương án cho có hiệu quả nhất.
1c – Hệ thống điều hòa khí hậu loại cục bộ: bao gồm nhiều máy có công suất nhỏ lắp đặt trong công trình.

·        Loại cục bộ bình thường bao gồm một giàn nóng đặt ngoài công trình và một giàn lạnhđặt trong công trình, loại này có công suất lạnh cao nhất là 12.000 kcal/h.
·        Loại cục bộ đặt biệt (VRV system) loại này bao gồm một giàn nóng đặt ngoài công trình và nhiều giàn lạnh (tối đa 10 giàn) đặt trong công trình, với loại này có công suất lạnh cao nhất là 25.000 kcal/h.
2c – Hệ thống điều hoà không khí trung tâm: bao gồm trung tâm lạnh trực tiếp và trung tâm lạnh gián tiếp với các máy loại vừa và lớn.
3c – Hệ thống kế hợp giữa trung tâm và cục bộ
- Đối với các phòng nhỏ áp dụng hệ thống cục bộ, các phòng lớn sử dụng hệ thống trung tâm.

4c – Chọn phương án hệ thống điều hoà không khí
- Qua phương án kiến trúc của công trình cũng như thực tế hiện nay chúng tôi đề xuất chọn phương án cục bộ từng phòng, vừa đảm bảo tiện lợi trong việc sử dụng cũng như tiết kiệm điện.
- Các giàn nóng đặt bên ngoài phải được nghiên cứu nơi lắp đặt vừa đảm bảo về kỹ thuật vừa đảm bảo về mỹ quan của công trình. Các đường ống dẫn khí lạnh được đặt trên trần của hành lang và trên trần của các phòng để đảm bảo về thẩm mỹ của công trình.
8 – Hệ thống chống sét
Công trình được chống sét theo tiêu chuẩn quy phạm thiết kế chống sét QPXD – 46 – 71 và 20 TCN 46 – 84 và tiêu chuẩn Pháp NFC 17-102.
·        Thu sét
- Sử dụng ống STK cho 3m, gắn đầu thu sét PROVECTRON TS 3.40, kim thu sét được đặt trên nóc công trình, kim thu sét này có thể bảo vệ chống sét trong phạm vi vòng tròn bán kính 35 m.
·        Truyền sét
- Sử dụng cáp đồng trần 50 mm2 gắn trên các cọc đỡ, các cọc đỡ được gắn trong tường cách nhau 1m, dây truyền sét được hàn nối từ kim thu sét dẫn xuống bãi nối đất.
·        Bãi nối đất
- Sử dụng cáp đồng trần 60 mm2 hàn nối liên kết với các cọc nối đất, cọc nối đất được đóng sâu cách mặt đất 0,8 m và cách khoảng nhau 3 m, sử dụng cọc sắt mạ đồng Þ16 l = 2,40 m. Trị số điện trở nối đất được tính <16, bãi nối đất sau khi thi công xong phải đo kiểm tra lại trị số điện trở nối đất.


CHƯƠNG 4
KINH TẾ XÂY DỰNG
I.      Nguồn vốn và chủ đầu tư
-         Vốn đầu tư xây dựng là vốn Ngân sách Nhà nước
-         Chủ đầu tư là Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang
II.  Kinh phí đầu tư
1 – Kinh phí đường nội bộ
- Đường bêtông nhựa và bãi đậu xe
          250.000 đ x 751 (m2) = 187.750.000 đ
- Đường đi bộ
          80.000 đ x 130 (m2) = 10.400.000 đ
- Sân cầu lông
          130.000 đ x 150 (m2) = 19.500.000 đ
- Vườn hoa, cây xanh
          30.000 đ x 820 (m2) = 24.600.000 đ
                    Cộng              = 242.250.000 đ
2 – Kinh phí cấp thoát nước mang ngoài công trình
- Kinh phí ống cấp nước
- Ống PVC Þ20, Þ34, Þ42, Þ60:
          25.000 đ x 150 (m) = 3.750.000 đ
- Ống nước PCCC
          300.000 đ x 200 (m) = 60.000.000 đ
- Trụ chữa cháy
          10.000.000 đ x 2 (trụ) = 20.000.000 đ
- Bể nước ngầm chữa cháy
          650.000 đ x 60 (m3) = 39.000.000 đ
     * Kinh phí thoát nước
- Cống Þ300
          280.000 đ x 80 (m) = 22.400.000 đ
- Cống Þ600
          450.000 đ x 8 (m) =     3.600.000 đ
              Cộng                     148.750.000 đ
3 – Kinh phí điện chiếu sáng sân vườn
- Hệ thống đèn chiếu sáng hàng rào, hoa viên
          1.500.000 đ x 35 (bộ) = 52.500.000 đ
- Cáp ngầm hạ thế
               20.000 đ x 420 (m) = 8.400.000 đ
                         Cộng                60.900.000 đ
- Tổng số kinh phí hạ tầng kỹ thuật nội vi công trình:
                    242.250.000 đ + 148.750.000 đ + 60.900.000 đ = 451.900.000 đ
4 – Kinh phí xây lắp và hạ tầng kỹ thuật nội vi
- Kinh phí xây nhà bảo vệ và garage
          2.000.000 đ x 14 (m2) = 28.000.000 đ
- Kinh phí xây nhà để xe 2 bánh
          1.200.000 đ  x 130 (m2) = 156.000.000 đ
- Kinh phí xây nhà để xe 4 bánh:
          1.800.000 đ x 48 m2 = 86.400.000 đ
- Kinh phí xây trụ sở chính
          2.600.000 đ x 2075 (m2) = 5.395.000.000 đ
- Kinh phí xây cổng và hàng rào:
          1.000.000 đ x 150 (md) = 150.000.000 đ
- Hạ tầng kỹ thuật                  = 451.900.000 đ
            Cộng                              6.267.300.000 đ
- Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 các công trình được phân cấp như sau:
   Cấp III:
- Công trình trụ sở chính  = 5.395.000.000 đ
   Cấp IV:
- Nhà xe 4 bánh                     = 86.400.000 đ
- Nhà bảo vệ                          = 28.000.000 đ
- Nhà để xe 2 bánh                = 156.000.000 đ
- Kinh phí cổng và hàng rào = 150.000.000 đ
- Hạ tầng kỹ thuật nội vi       = 451.900.000 đ
                                                   872.300.000 đ
* Chi phí lập dự án đầu tư
6.267.300.00 đ x 0,682 % = 42.742.986 đ
* Chi phí thiết kế:
- Trụ sở chính (Cấp III)
Thiết kế 2 bước
Áp dụng phương pháp nội suy tỷ lệ là 2,968%
5.395.000.000 đ x 2,968 %   = 160.123.600 đ
- Công trình phụ(Cấp IV)
      872.300.000 đ x 2,81%    = 24.511.630 đ
                Cộng                        184.635.230 đ    
Kinh phí lập dự án và thiết kế phí là:
42.742.986 đ + 184.635.230 đ = 227.378.216 đ
5 – Kinh phí trang thiết bị
a – Kinh phí máy lạnh
Loại 2 giàn: nóng và lạnh
- Loại 1,5 ngựa
7.700.000 đ x 13 bộ = 100.100.000 đ
- Loại 2 ngựa
11.000.000 đ x 6 bộ = 66.000.000 đ
- Loại 2,5 ngựa
14.800.000 đ x 15 bộ = 222.000.000 đ
- Loại 3 ngựa
16.200.000 đ x 6 bộ = 97.200.000 đ
                                   485.300.000 đ
b – Kinh phí bàn ghế
- Salon:
6.000.000 đ x 01 bộ = 6.000.000 đ
- Bộ bàn ghế làm việc:
1.500.000 đ x 81 bộ = 121.500.000 đ
- Bàn họp:
10.500.000 đ x 3 bộ = 31.500.000 đ
- Bàn căn tin:
300.000 đ x 16 = 4.800.000 đ
- Bàn ghế phòng họp lớn:
350.000 đ x 60 bộ = 21.000.000 đ
- Ghế ngồi căn tin và ghế cho khách, ghế phòng họp:
150.000 đ x 124 bộ = 18.600.000 đ
                                  203.400.000 đ
 c – Màn chắn nắng
130.000 đ x 105 m2 = 13.650.000 đ
Tổng cộng kinh phí trang thiết bị:
485.300.000 đ + 203.400.000 đ + 13.650.000 đ = 702.350.000 đ


                           


BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ

TT
Khoaûn muïc
Giaù trò (VNÑ)
01
- Kinh phí xay lp công trình xây dng
   và h tng k thut.
6.267.300.000ñ
02
- Chi phí kho sát địa cht
(3 mũi) x 20 m x 460.000 đ x 1,1
30.360.000 ñ
03
- Kinh phí lp d án
42.742.986 đ x 1,1
47.017.284 ñ
04
- Kinh phí thiết kế k thut thi công
184.635.230 đ x 1,1
203.098.753 ñ
05
- Chi phí thm tra bn v thi công
6.267.300.000 đ x 0,164%
10.278.372 ñ

06
- Chi phí thm tra d toán
6.267.300.000 đ x 0.161%
10.090.353 ñ
07
- Chi phí la chn nhà thu thi công công trình
6.059.800.000 đ x 0.312% x 1,1
21.509.373 ñ
08
- Chi phí giám sát thi công
6.267.300.000 đ x 1,997% x 1,1
137.673.779 ñ
09
- Chi phí qun lý d án
6.267.300.000 đ x 6,336%
397.096.128 ñ
10
- Chi phí bo him công trình
6.267.300.000 đ x 0,2% x 1,1
13.788.060 ñ
11
- Trang thiết b
    702.350.000 ñ

Cng
7.840.562.102 ñ

- D phòng phí 10%
784.056.210 ñ

Tng cng
8.624.618.312 ñ
Tính tròn: 8.624.619.000 đ
Tổng số kinh phí: 8.624.619.000 đ (Tám tỷ sáu trăm hai mươi bốn triệu sáu trăm mười chín ngàn đồng chẵn)



CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

-         Công trình xây dựng Trụ sở Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang là công trình phục vụ cho bộ máy hành chánh tỉnh có điều kiện và tiện nghi làm việc thuận tiện ngỏ hầu phục vụ nhân dân trong tỉnh được hiệu quả, công trình cũng tạo nên mỹ quan của Trung tâm hành chính của tỉnh góp phần xây dựng bộ mặt của tỉnh Hậu Giang ngày càng hiện đại và tươi đẹp hơn.
-         Kiến nghị các cơ quan chức năng cấp tỉnh xem xét và phê duyệt dự án để tạo điều kiện cho các bước kỹ thuật tiếp theo được thuận lợi, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Để tải bản thuyết minh đầy đủ nhất, các bạn có thể tải ở đường link như bên dưới:

Phần các bản vẻ thiết kế file Cad, các bạn tải như bên dưới nhé:
Link tải   : Ban-ve-Thiet-Ke-Du-An-SXD-Hau_Giang  |  Pass:  kientrucpho.com

Post a Comment

Previous Post Next Post